Diệt Tây Tấn Hán_Triệu

Tuy nhiên, sự tuyên bố như vậy vẫn chỉ là danh nghĩa - các cố gắng trận mạc của Lưu Uyên cuối cùng đã vượt quá kế hoạch chính thống ban đầu của ông. Nhà nước Hán của ông đã thu được sự ủng hộ của một số thủ lĩnh các bộ lạc phi Hán như người Tiên Tingười Đê và một số lực lượng lục lâm thảo khấu, bao gồm cả lực lượng của cựu nô lệ Thạch Lặc người Yết. Tuy nhiên, Bộ lạc Thác Bạt (拓拔) láng giềng (là những người Tiên Ti du canh du cư hùng mạnh tại Nội Mông Cổ ngày nay và miền Bắc Sơn Tây), dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh của họ là Thác Bạt Y Lư đã xâm phạm vào khu vực sinh sống của người Hung Nô của Nhà nước Hán mới này. Một nhà nước Hung Nô hùng mạnh có thể là vật cản trở hy vọng của người Thác Bạt trong việc di cư vào khu vực này.

Về một phía, người Thác Bạt có được sự giúp đỡ của nhà Tấn tại khu vực Bình để phản công chống lại nhà nước Hán. Ở bên kia là kỵ binh Hung Nô, rất thành công trong việc cướp bóc mọi nơi, nhưng đã thất bại trong việc chiếm thành Tấn Dương (晉陽 - thành phố Thái Nguyên, thủ phủ tỉnh Sơn Tây ngày nay), thủ phủ khu vực Bính, mặc dù tướng giữ thành Tư Mã Đằng đã bỏ chạy vào khu vực Đồng bằng Hoa Bắc và để lại một sự hỗn loạn. Tướng giữ thành mới là Lưu Côn, đã chấn chỉnh lại việc giữ thành và lợi dụng mâu thuẫn giữ người Thác Bạt và Hung Nô để kiếm lợi. Lòng trung thành của người Thác Bạt đã được tưởng thưởng - Năm địa khu đã được thưởng cho Thác Bạt Ỷ Lư vào năm 310 và ông cũng được phong vương tại đất Đại. Khu vực xung quanh Tấn Dương còn nằm trong tay nhà Tấn cho đến tận khi Thác Bạt Ỷ Lư chết năm 316 và bị hạ sau một cuộc phản công thảm khốc. Lưu Côn bỏ chạy nhưng sau đó bị thủ lĩnh của người Tiên Ti Đoàn Thất Đạn sát hại.

Năm 310, Lưu Uyên chết, Lưu Thông lên thay, tiếp tục tấn công Tây Tấn. Năm 311, quân Hung Nô đánh bại quân nhà Tấn trên chiến trường và từ mọi ngả kéo về kinh đô Lạc Dương. Các mãnh tướng Thạch Lặc, Lưu Diệu, Hô Diên Yến đánh hạ được Lạc Dương, giết 3 vạn quân Tấn, bắt sống Tấn Hoài Đế.

Năm 313, Hoài Đế bị làm nhục và tử hình. Triều thần nhà Tấn lập Tư Mã Nghiệp làm Tấn Mẫn Đế tại Trường An, nhưng tới năm 316, Lưu Thông lại điều binh đánh chiếm Trường An, bắt gọn Mẫn Đế. Mẫn Đế cũng không tránh khỏi số phận như Hoài Đế, bị làm nhục và bị giết.